Đã lâu rồi bạn “bỏ quên” chiếc tủ lạnh của mình. Bạn muốn sử dụng lại chiếc tủ lạnh đã được “cất kho” từ lâu này. Tuy nhiên, bạn băn khoăn không biết tủ lạnh lâu ngày không dùng có hỏng không, cách sử dụng tủ lạnh lâu ngày không dùng như thế nào, và cần lưu ý những điều gì? Để giúp bạn giải quyết những băn khoăn này, Tuấn Nguyễn Đà Nẵng xin dành tặng cho bạn những thông tin hữu ích dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!
1. Tủ lạnh lâu ngày không dùng có hỏng không?
Nếu tủ lạnh không được vệ sinh sạch sẽ trước khi bị ngắt điện. Đây có thể là điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu. Vi khuẩn phát sinh còn dẫn đến việc thực phẩm dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
Đồng thời, ngắt điện lâu ngày có thể khiến máy nén lắng cặn nhớt. Điều này khiến cho các linh kiện có khả năng bị ngừng hoạt động dễ dẫn đến các hư hỏng hoặc khiến thiết bị hư hỏng nhanh chóng. Thế nhưng, nếu biết cách sử dụng tủ lạnh lâu ngày không dùng, tủ lạnh vẫn có thể hoạt động một cách hiệu quả.

2. Cách sử dụng tủ lạnh lâu ngày không dùng
Trong trường hợp bạn muốn tái sử dụng một chiếc tủ lạnh không sử dụng một cách hiệu quả. Bạn hãy cùng Tuấn Nguyễn tham khảo cách sử dụng, sửa tủ lạnh lâu ngày không dùng dưới đây nhé!
2.1. Kiểm tra tủ lạnh trước khi sử dụng lại
- Kiểm tra trạng thái bên ngoài và bên trong tủ lạnh: Bạn hãy kiểm tra kĩ càng tủ lạnh trước khi sử dụng. Bạn phải đảm bảo tủ vẫn còn nguyên vẹn, không bị thủng và còn đầy đủ các bộ phận.
- Đảm bảo dây điện và khe cắm không bị hỏng: Việc kiểm tra dây điện và khe cắm sẽ giúp đảm bảo được sự an toàn trong quá trình sử dụng tủ sau này. Hãy chắc chắn dây điện không bị đứt gãy, rỉ rét, ổ cắm chắc chắn nhé.
2.2. Vệ sinh tủ lạnh
- Làm sạch các ngăn kệ, khay chứa và bề mặt trong: Trước khi tái kết nối tủ lạnh với điện, bạn hãy lau sạch từ trong ra ngoài tủ. Sau đó hãy mở hết cánh tủ để tủ lạnh khô hẳn nhé!.
- Dùng dịch vệ sinh phù hợp để khử mùi và diệt khuẩn: Nên sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, hạn chế những chất tẩy rửa mạnh có thể làm hư tủ.
2.3. Kiểm tra tra cứu và thay thế phụ kiện nếu cần
- Đánh giá trạng thái cửa sổ, bộ lọc và các phụ kiện khác: Kiểm tra các bộ phận như cửa tủ, gioăng cửa, bộ lọc, và các ngăn đựng thực phẩm để đảm bảo không có vết nứt hay hư hỏng nào. Đảm bảo các bộ phận đều không bị hư hỏng và có thể hoạt động được bình thường.
- Thay thế các bộ phận bị hỏng hoặc xuống cấp: Nếu phát hiện bộ phận bị hỏng hoặc xuống cấp, bạn cần thay thế ngay để đảm bảo hiệu quả làm việc của tủ lạnh.
2.4. Khởi động lại tủ lạnh một cách chính xác
- Cắm điện và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Bạn nên cắm điện để tủ lạnh chạy không tải trong 3 – 4 giờ (thậm chí 5 – 6 giờ nếu tủ quá cũ), giúp hệ thống làm lạnh ổn định trước khi bảo quản thực phẩm. Cài đặt nhiệt độ lý tưởng là khoảng 3-5°C cho ngăn mát và -18°C cho ngăn đông.
- Để tủ lạnh không được tải trong một vài giờ trước khi cài đặt sản phẩm. Sau khi cắm điện, đừng vội cho thực phẩm vào ngay lập tức. Khi tủ lạnh đã ổn định và làm lạnh đều, bạn có thể bắt đầu cho thực phẩm vào. Đừng cho quá nhiều thực phẩm vào một lúc để tủ không bị quá tải và mất hiệu quả làm lạnh.

3. Lưu ý khi sử dụng tủ lạnh sau thời gian dài không dùng
Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ sau khi đã lâu ngày không dùng, bạn cần chú ý vào những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Đảm bảo vệ sinh kỹ trước khi dùng lại: Vệ sinh kỹ giúp tủ lạnh giảm mùi hôi, hạn chế vi khuẩn và làm cho thực phẩm tươi lâu hơn. Vì thế, hãy chú ý mùi của tủ lạnh trong những ngày đầu sử dụng. Nếu mùi hôi vẫn chưa hết, hãy dùng giấm hoặc baking soda hòa nước ấm để làm sạch bên trong.
- Theo dõi nhiệt độ tủ trong những ngày đầu sử dụng lại: bạn nên kiểm tra nhiệt độ thường xuyên trong vài ngày đầu. Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát khoảng 3-5°C và ngăn đông từ -18°C trở xuống. Nhằm để bảo quản thực phẩm tốt nhất và duy trì hiệu suất làm lạnh ổn định.
- Không để thực phẩm quá đầy: Đặt thực phẩm từ từ và tăng dần khi tủ chạy ổn định. Khi sắp xếp thực phẩm, tránh nhét quá đầy vào tủ hoặc đặt thực phẩm chặn đường lưu thông hơi lạnh từ ngăn đông xuống ngăn mát…Không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh.
- Đặt tủ lạnh ở vị trí thông thoáng: Sau khi dùng lại, bạn nên đặt tủ cách tường từ 10-15 cm, tránh các vật dụng cản trở. Điều này giúp tủ tản nhiệt tốt, hoạt động hiệu quả và tránh gây tiếng ồn khi làm lạnh.
4. Một số mẹo sử dụng tủ lạnh tốt, tăng tuổi thọ
Làm sao để sử lạnh tốt nhất, đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ? Điều này không phải ai cũng biết. Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong nghề điện lạnh, Tuấn Nguyễn sẽ tặng bạn một số mẹo, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn:
- Sử dụng ổ cắm riêng cho tủ lạnh: Tủ lạnh yêu cầu mức tải điện lớn. Vì thế, nếu dùng chung ổ điện với các thiết bị khác dễ gây ra tình trạng quá tải, chập cháy và nguy hiểm.
- Không bảo quản thức ăn nóng: Thức ăn nóng sẽ làm tiêu tốn nhiều điện năng và làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Bạn nên làm nguội thực phẩm trước khi bảo quản chúng trong tủ lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ
- Gọi dịch vụ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp: Khi gặp bất kì sự cố nào, hãy liên hệ với dịch vụ sửa chữa uy tín như Điện lạnh Tuấn Nguyễn để được hỗ trợ kịp thời.

Đây là đơn vị sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, giá cả phải chăng, dịch vụ chuyên nghiệp và bảo hành tối ưu. Hãy lưu lại thông tin của đơn vị để liên hệ khi cần nhé.
Thông tin liên hệ Điện lạnh Tuấn Nguyễn:
- Số điện thoại tư vấn, hỗ trợ 24/24: 0905 966 805
- Email: dienlanhtuannguyen1990@gmail.com
- Website: suadienlanhdanang.com.vn
Kết luận
Hy vọng, với những chia sẻ của Tuấn Nguyễn về cách sử dụng tủ lạnh lâu ngày không dùng. Bạn có thể áp dụng và sử dụng tủ lạnh của mình hiệu quả, an toàn. Hãy nhớ rằng, tủ lạnh lâu ngày không sử dụng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu bạn không có đủ kiến thức, cũng như kĩ năng để kiểm tra và khắc phục sự cố của tủ. Hãy liên hệ với Tuấn Nguyễn ngay nhé, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi.
Tham khảo thêm: Mua bán tủ lạnh mini cũ uy tín tại Đà Nẵng